|
Giảm cân. Nếu đang thừa cân, xem như bạn đang gây thêm sức ép lên các khớp. Vì vậy, cần lên kế hoạch giảm cân ngay để “giảm tải” cho khớp xương trước khi quá muộn.
Năng đi bộ. Bạn cần thực hiện một số bài tập thể dục cơ bản mỗi ngày. Nếu không thường xuyên vận động, khớp xương sẽ bị tê cứng.
Không tập thể dục quá sức. Đừng ép mình phải vận động nặng một cách triền miên, bằng không sẽ gây hại cho dây chằng hoặc khớp xương.
Nạp can xi. Can xi cần thiết để duy trì mật độ xương. Vì vậy, cần uống sữa và dùng các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai... Các loại rau lá xanh cũng tốt cho khớp.
Bổ sung vitamin D. Thiếu vitamin D, can xi khó được hấp thu vào xương. Vì vậy, bạn cần ăn trứng và tắm nắng thường xuyên để da tổng hợp vitamin D.
Thay đổi tư thế. Đừng ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu, vì điều này gây áp lực lên các khớp trong cơ thể. Thay đổi tư thế đứng, ngồi, nằm sẽ giúp phân phối áp lực lên khắp cơ thể.
Ngưng hút thuốc. Thói quen “phì phèo” sẽ cản trở khả năng hấp thu vitamin D và can xi trong cơ thể. Những người hút thuốc thường có mật độ xương thấp.
Nạp a xít béo omega 3. Chất béo tốt này giúp duy trì các khớp xương được bôi trơn tốt. Nếu khớp xương của bạn khô, chúng dễ bị mòn do thường xuyên chạm nhau.
Mang đúng cỡ giày dép. Mang giày dép không phù hợp sẽ dễ gây hại khớp xương.