Các chất sinh năng lượng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của chúng ta. Có năng lượng chúng ta mới có thể sống, làm việc lao động và chống lại bệnh tật.
Khó hồi phục nếu sai phác đồ dinh dưỡng
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng cho vết mổ như lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…
Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là người bệnh phải ăn uống đầy đủ chất đạm. Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, chim cút…
Chất béo: Các chất béo trong cá hay thủy hải sản là chất béo tốt mà người bệnh nên ăn. Không ăn hoặc rất hạn chế ăn chất béo từ động vật như lợn, chó, gà, vịt... Tránh ăn nước béo trong nước dùng phở, bún, tránh ăn da gà, vịt.
Chất xơ: Trái cây và rau quả tươi chứa cả chất dinh dưỡng và chất xơ, rất cần thiết để giúp lành vết mổ. Thức ăn chứa chất xơ đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật ổ bụng.
Thức ăn chứa nhiều chất xơ là: bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc. Cùng với đó Vitamin C là một chất chống ôxy hóa, giúp nhanh lành vết mổ và nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Những thực phẩm giàu vitamin C là cam, bưởi, chanh, rau ngót, dâu tây, kiwi, rau xanh các loại.
Beta-caroten là chất có ở thức ăn, mà cơ thể sẽ biến thành vitamin A, rất quan trọng cho việc hình thành mô sẹo, làm nhanh lành vết thương. Các thực phẩm chứa nhiều beta-caroten mà bệnh nhân nên ăn là cà rốt, đu đủ, gấc, khoai lang, bí đỏ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng một trong những lưu ý hàng đầu khi chăm người bệnh là cần phải cho bệnh nhân uống đủ nước để đào thải các độc tố do thuốc men gây ra. Khi chế biến thực phẩm cần phải mềm như: cháo, súp, sữa… Nếu cần có thể cho ăn thành nhiều bữa và thời gian ăn nên kéo dài hơn bình thường để giúp người bệnh thấy dễ chịu, thoải mái và ăn được nhiều hơn.
Bên cạnh việc ăn uống hợp lý trong gia đình thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm dạng bột cũng như dạng nước bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh. Theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng thì tất cả mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng được các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Nhưng khi sử dụng phải chú ý vì hiện nay trên cộng đồng số người có khả năng không có men Lactose trong cơ thể không phải là ít. Ví dụ khi uống sữa bò hoặc dùng các sản phẩm có sữa bò sẽ có cảm giác đầy bụng, sôi ruột, dị ứng, tiêu chảy. Tốt nhất nên sử dụng các loại đậu đỗ đặc biệt là đậu nành là loại thực phẩm quý nó cho một hàm lượng đạm cao hơn cả thịt, cao hơn cả mỡ, một hàm lượng các vitamin và khoáng rất cao so với các thực phẩm từ thức ăn động vật.
Theo Gia đình Xã hội